Lựa chọn giữa việc đôi khi uống một cốc trà sữa cho vui mồm với việc nghiện đúng là một ranh giới khá mong manh. Thế nào là uống vui, số lượng bao nhiêu trong 1 tuần thì là uống vui, còn thế nào là nghiện và nốc bao nhiêu cốc một tuần thì gọi là nghiện. Cùng tìm hiểu thử xem thế nào nhé.
Định nghĩa của nghiện mình tìm thấy trên mạng:
[WIKI] Nghiện là sự lập lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả Xấu hoặc sự Rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Thói quen và các kiểu mẫu liên quan đến nghiện được đặc trưng điển hình của sự hài lòng ngay lập tức (phần thưởng ngắn hạn), cùng với các hiệu ứng có hại chậm (chi phí dài hạn).Cơ bản nếu hiểu đúng theo định nghĩa này nói thì thói quen uống trà sữa vào thời gian rảnh hay khi nghỉ giải lao giữa lúc công việc căng thẳng hoặc sau bữa nhậu tụ tập bạn bè của giới trẻ hiện này chỉ có thể xếp vào phạm trù vui và hơi quá đà một chút chứ chẳng thể dùng đến thuật ngữ “NGHIỆN” như định nghĩa và báo chí gần đây gán ghép cho.
Thế nên đến đây thì bạn có thể vứt quách chữ nghiện ở đầu bài mình viết đi, vì nghiện là một hành vi cực kỳ cực kỳ ghê rợn chỉ để nói về một số thứ như ma túy, rượu, tình dục, bạo lực…. chứ còn trà sữa chưa được xếp vào những vật phẩm gây nghiện đâu yên tâm.
NHƯNG
Không có nghĩa là bạn có thể uống bao nhiêu cũng được, uống lúc nào cũng được mà nên cân bằng một chút để vừa có thể thưởng thức những vị ngon và sảng khoái của trà sữa mang lại, mà vẫn đảm bảo sức khỏe của bản thân nhé.
Ví dụ như là:
~ Không uống trà sữa quá khuya vì dễ gây béo do đường và sữa mang tới, bụng dễ bự khó tiêu nữa.
~ Không uống trà sữa thay nước lọc vì cơ bản 2 thứ đó khác nhau nhiều lắm.
~ Chọn những thương hiệu trà sữa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc nguyên liệu pha chế.
~ Cân bằng giữa đường và đá, đừng uống ngọt thường xuyên quá dễ dính tiểu đường, sâu răng và một số bệnh khác.
~ Uống một thời gian liên tục lại thay đổi, chuyển sang những thức uống khác healthy hơn như nước trái cây, sữa tươi hoặc trà xanh.
Vậy thôi.