Mọt sách

Một quyển sách bạn thích hoặc ghét?

Triết học chính là quyển sách mang cả hai tâm trạng thích và ghét cho người đọc. Càng đọc nhiều càng nhận ra một điều mọi thứ mọi điều đều xuất phát từ nó đều có một chút gì đó ảnh hưởng bởi 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù.

I – Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1) Cái chung và cái riêng
2) Bản chất và hiện tượng
3) Nội dung và hình thức
4) Nguyên nhân và kết quả
5) Khả năng và hiện thực
6) Tất nhiên và ngẫu nhiên

II – Nguyên lý về sự phát triển

1) Quy luật mâu thuẫn: chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
2) Quy luật lượng – chất: chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
3) Quy luật phủ định: chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.

Đọc nó bạn sẽ thích cái sự khởi nguồn của sự vật trên đời nhưng sẽ ghét cái sự buồn ngủ và gây mê của nó. Bất kể bạn có là sinh viên hay người trưởng thành thì sự hấp dẫn nó dành cho bạn và cơn buồn ngủ luôn luôn song hành khi thưởng thức bất cứ một tác phẩm triết học nào.

Đọc nó bạn sẽ ghét những cách giải thích tưởng chừng như thật khó hiểu những sẽ thích khi một lúc nào đó chợt ngộ ra chợt lĩnh hội được điều đó từ cuộc sống. Kiểu giống hệt như tu luyện võ công cả chục năm mà chả ứng dụng được gì thì một ngày đẹp trời nào đó thất tình thất nghiệp và thất bát thì tự nhiên bao nhiêu chân lý tự nó vỡ ra đập bộp bộp vào mặt, làm bạn choáng váng và súng sướng cực kỳ. Sung sướng lên tận đỉnh của hàm lượng tri thức khủng khiếp mà mỗi nguyên lý mỗi nguyên tắc mà triết học truyền tải và chỉ khi đó bạn mới thấy giá trị chân quý của triết học ứng dụng trong cuộc sống.

Đọc nó bạn sẽ thích cái sự dày cộm thích cái thứ Font chữ cũ rích và cổ điển nhưng sẽ ghét vì chẳng có mấy nhà sách chịu làm cho nó trẻ trung ra  trừ mấy quyển triểt học ứng dụng của NhaNam nhé. Có thể kể tên vài quyển hay ho dễ đọc dễ thẩm thấu của NhaNam như “Làm quen triết học qua biếm họa”, “Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar”, “Heidegger và con hà mã bước qua cổng Thiên đường”…. Nên nếu có ý định đọc chơi hoặc bắt đầu bỡ ngỡ đi vào con đường nghiên cứu triết học thì cứ bình tĩnh đừng sợ đừng choáng trước những quyển dày cộm đặc chức mà hãy thử với một vài tác phẩm mình kể phía trên nhé.

Đọc nó bạn sẽ thấy thích một vài sự vĩ đại nhưng sẽ ghét khi nhận ra sự vĩ đại đôi khi không xuất phát từ những vĩ nhân, đại nhân vật hay một cá thể xuất chúng nào đó mà đôi khi khởi nguyên từ những vật, những con người khá bình thường. Bạn sẽ chợt nhân ra vai trò của mình trong khi nhìn nhận mọi thứ qua một thế giới quan mới khác biệt hơn và sẽ chợt ngộ ra những điều về sự vật hiện tượng dù thần bí hay bé nhỏ quanh ta đều có những giải thích hợp tình hợp lý và vô cùng thú vị.

Đọc nó bạn sẽ thích cái cách tác giả dẫn dắt bạn qua những trải nghiệm những đúc kết, những lý luận vô cùng bác học nhưng sẽ ghét sẽ cực kỳ ghét khi mà một vài thậm chí toàn bộ trong số đó đi ngược lại những suy nghĩ thường bình mà bạn vẫn sống vẫn làm việc và vẫn học tập mỗi ngày.

Và đọc nó bạn sẽ thích lẫn ghét để kết đoạn văn này ngắn ngắn thôi viết dài quá chả ai đọc đâu.

Leave a Comment