Pha lạnh quá thì người bệnh dễ bị gai họng không thể uống được, thậm chí trong nhiều trường hợp để sữa nguội ngắt vón cục người bệnh vừa uống một hớp đã nôn toàn bộ thức ăn trong dạ dày ra ngoài rất nguy hiểm và bẩn hết cả giường chiếu. Nhiều bác còn lấy nước cực lạnh trong vòi ra để pha làm sữa không thể tan mà còn ảnh hưởng đến việc tiêu hóa cốc sữa một cách bình thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt với các loại sữa bột bây giờ việc pha nước lạnh quá còn làm một số chất bổ trong đó vón lại và không thể hấp thụ qua đường ruột, tệ hơn là dính ở đáy cốc chẳng vào cơ thể người bệnh mà bị rửa trôi ra đường ống cống.
Pha nóng quá – ảnh hưởng kiểu pha sữa thời bao cấp cứ nước sôi mà táng vào cốc sữa. Vừa làm hỏng hết các chất dinh dưỡng trong sữa vừa dễ gây bỏng cho người uống. Cách này tuy đã lạc hậu và hầu hết người nhà bệnh nhân bây giờ đã biết và tránh nhưng mấy ngày ở viện mình quan sát vẫn có trường hợp vì lười mà nhiều người vẫn để sữa trong cốc rồi phun trực tiếp nước sôi 100 độ trong vòi vào. Thực sự thì lúc đó cốc sữa trở thành vô giá trị vì bao nhiêu vitamin và chất bổ cháy tiêu vì nước sôi hết rồi còn gì nữa đâu. Cực kỳ phí phạm và không tốt cho sức khỏe đường ruột của người bệnh.
Pha loãng quá – sữa là sản phẩm bổ sung giúp người bệnh nhanh hồi phục và liền vết thương, trong đó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thay thế cho một bữa ăn. Thành phần và tỉ lệ của một cốc sữa được ghi rất rõ ràng trên vỏ, nếu pha quá loãng làm sữa mất đi vị ngon vốn có lại không đảm bảo dinh dưỡng cho một bữa ăn bổ sung hoàn chỉnh. Hãy đảm bảo bạn pha đúng theo hướng dẫn, chỉ điều chỉnh trừ trường hợp ruột người bệnh không hấp thụ được hết theo công thức pha đó và bị đau bụng.
Pha đặc quá – giống cái trên nhưng còn có một tác dụng phụ không mong muốn đó là hầu hết người Việt Nam cực lười uống sữa nên trong ruột thường bị thiếu các loại men vi sinh dễ làm người bệnh bị đi ngoài. Đặc biệt có một số bệnh nhân còn bị mắc chứng không dung hợp được lactase trong sữa bột nên tình trạng đi ngoài còn diễn ra thường xuyên hơn khi uống sữa. Để tránh tình trạng này nên pha sữa theo đúng tỉ lệ 5 muỗng/250ml mà bên ngoài vỏ sữa đã ghi và tập uống tăng dần lượng sữa theo từng ngày. Tránh tình trạng pha quá đặc làm ruột phải tiếp nhận một lượng sữa quá lớn so với khả năng tiêu hóa của bản thân dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng cực kỳ mất sức của người bệnh. Một mẹo nhỏ là ngay khi có tình trạng đi ngoài do uống sữa bạn hãy xin bác sĩ một vài gói men tiêu hóa để bổ sung vào ruột, tránh để tình trạng đi ngoài kéo dài dễ làm mất nước và khiến người bệnh lả đi rất nguy hiểm.
Cách pha sữa mình tìm hiểu được và đang áp dụng thấy khá hiệu quả đó là:
Tỉ lệ: 5 muỗng sữa/250ml. Trong đó 200ml nước nguội + 50ml nước sôi.
Sau khi pha xong bạn sẽ có một cốc sữa hơi ấm ấm vừa dễ uống mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể người bệnh.
Ít kinh nghiệm pha sữa chia sẻ cùng các bạn đang chăm người bệnh lẫn chăm các bé con nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết sau của mình.