Đưa người nhà đi khám lại ở viện thấy cái Standee về suy tĩnh mạch khá hay ho nên viết đôi dòng chia sẻ cùng mọi người để có một đôi chân khỏe và đẹp.
Đầu tiên cần hiểu thế nào là suy tĩnh mạch đã rồi mới ngó nghiêng tới cách điều trị. Theo Wiki thì suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm… có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…
Suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể. Kế cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới tức chân do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều. Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam có dự đoán bệnh sẽ gia tăng gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sốn. Suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính thường ít nguy hiểm nhưng sẽ gây cho người mắc bệnh cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của đôi chân đặc biệt là giới nữ đang trong độ tuổi lao động.
Nguyên nhân của bệnh thì chỉ gồm 2 cái là do tuổi tác và tư thế sinh hoạt hàng ngày gây nên.
Phương pháp điều trị thì can thiệp nội tĩnh mạch (năng lượng RF hoặc Laser) sẽ có kết quả khả quan còn để đề phòng bệnh thì chỉ có quan tâm tới chế độ ăn uống tập thể dục và thay đổi dần tư thế làm việc và sinh hoạt hàng ngày.
Cơ bản thông tin về bệnh lý chỉ có vậy nhưng mình ngó thấy viện có món siêu âm để chuẩn đoán sớm và đưa ra hướng điều trị hiệu quả cho các ca Suy giãn tĩnh mạch này nên chụp lại cho ai cần nhé.