Bơm vá

Một vài mô hình về bơm vá

Cũng gọi là chịu khó tìm hiểu và có một tí xíu kinh không có nghiệm từ hồi xưa. Nên hôm nay hắn xin phép được tổng kết một vài mô hình về bơm vá mà hắn cho là hay, mang tính đại chúng và quan trọng là phù hợp để bạn tham khảo áp dụng cho tổ chức, công ty hoặc chỗ nào đó của bản thân nhé. Tất nhiên trong khuôn khổ của bài viết ngắn gọn này, hắn sẽ không thể nêu chi tiết từng bước, từng phương pháp thực hiện một cách cụ thể được mà sẽ là những mô tả giản lược các bước thực hiện kèm thông tin cơ bản về mô hình đó. Vì mỗi một mô hình dưới đây là nguyên một quyển sách vài trăm trang, mà với khả năng đọc hiểu chỉ ở mức vừa đủ thì khó cho hắn để mà truyền tải hết những tinh tuý mà tác giả muốn nói. Nên tốt nhất là, bạn hãy xem đây như một bảng danh sách với vài dòng viết theo cách hiểu của riêng hắn, còn muốn đào sâu, khai phá thêm thì phải đọc sách và tự ngâm cứu thôi.

ADDIE

Một mô hình cổ điển, lâu đời đúng như cái chữ cái đầu tiên của nó chữ A. Gồm 5 bước cơ bản để triển khai một chương trình bơm vá. Nếu bạn có làm gì đó liên quan đến Marketing, Pr hay Content thì cũng sẽ thấy mô hình này hơi quen quen:

  • A – Analyze – Phân tích: Ở bước này chủ yếu dùng để thu thập dữ liệu và phân tích nhu cầu đào tạo, tìm ra những khoảng trống về hiệu suất mà một nơi nào đó đang có về những kỹ năng, kiến thức lẫn thái độ mà một nhân viên đang thiếu. Ở đây bạn có thể dùng các phương pháp khác nhau như 5W1H, 7Why, phỏng vấn nhóm, quan sát người lao động, phỏng vấn trực tiếp người lao động với cấp trên trực tiếp, dò lần KPI…
  • D – Design – Thiết kế: Từ cái sự hiểu biết phía trên, chúng ta lên một bản vẽ sơ lược về những gì định làm để lấp đầy khoảng trống đó. Tất nhiên trước khi làm điều đó cũng cần đánh giá trên mấy cái thiếu phía trên bơm vá có thể giải quyết được hay không nữa nhé. Nhiều vấn đề thuộc về hệ thống cần sự vào cuộc của toàn bộ các phòng ban để thiết lập lại chính sách lẫn quy trình thì bơm vá không thể tự xử được mà cần một giải pháp toàn diện hơn. Bước này cũng làm rõ chân dung ai sẽ là học viên, chủ đề bơm vá, mục đích mục tiêu sau khi bơm vá và những kết quả đáng mong đợi.
  • D – Development – Phát triển: Ở bước này, bơm vá sẽ đi vào chi tiết từng hạng mục, có thời gian triển khai có người phụ trách và quan trọng nhất có các tiêu chí để đánh giá. Sơ sơ thì gồm có chọn thầy, chọn địa điểm, chọn kiểu truyền đạt, chọn cách triển khai, chọn ngôn ngữ, chọn abc đủ thử mà viết ra thì phải dài lắm lắm.
  • I – Implement – Triển khai: Giờ là lúc từ giấy, từ kế hoạch bên trên thành sản phẩm là những lớp học. Riêng quá trình triển khai, mời chào, chốt, tổ chức cũng vô vàn những vẫn đề cần lưu tâm và để ý tới.
  • E- Evaluate – Đánh giá: Cơ bản là xem thử cái mình bán có được giá và có hiệu quả không 😀 chi tiết sẽ viết thêm ở mô hình KirkPartrick bên dưới.

SAM

Một nâng cấp nhẹ và tân tiến hơn của ông phía trên. Tại SAM thì 3 bước Analyze, Design, Development sẽ được làm lặp đi lặp lại cho tới khi sát nhất với nhu cầu bơm vá thì thôi, chứ không phải xong bước này là ta xuống bước dưới và không cần quay lại nữa như các mô hình một chiều kiểu cũ. Nếu ai xuất thân từ dân lập trình thì sẽ biết về hai mô hình thác nước và Agile thì so sánh ADDIE và Sam cũng gần gần như vậy.

SAM

4 cấp độ đánh giá KirkPartrick

Có hai phiên bản, một ra đời 1995 và một bản cải tiến ra mắt 2011. Hắn có viết một chút về hai phiên bản này trong bài giới thiệu về cuốn sách “Kirkpatrick’s Four Levels of Training Evaluation“, nếu bạn thích thì có thể tham khảo ở đây nhé. Cơ bản thì phương pháp này chia việc đánh giá thành 4 cấp độ:

  • Level 1 – Reaction – Phản ứng: Trả lời cho câu hỏi người học có thích hoặc phản ứng như thế nào với chương trình bơm vá này?
  • Level 2 – Learning – Học tập: Trả lời cho câu hỏi người học đã thu được gì từ khoá học?
  • Level 3 – Impact – Tác động ảnh hưởng: Người học đã có sự thay đổi hành vi như thế nào trong thực tiễn sau khi tham gia bơm vá?
  • Level 4 – Results – Kết quả thực tiễn: Những kết quả thực tế về hiệu suất lẫn năng suất thu được từ cái sự thay đổi hành vi ở trên?
mo hinh cu
Mô hình cũ

Đây là 4 cấp độ trong mô hình cũ, còn ở mô hình mới bốn cấp độ này được làm rõ và triển khai mang tính gắn kết và chi tiết hơn như ảnh dưới đây. Trong đó mối quan hệ giữa cấp độ 1,2 với 3,4 được làm rõ và hướng dẫn chi tiết cách kết nối hơn tránh những hiểu nhầm hiểu sai trong cách thực hiện.

mo hinh moi
Mô hình mới

HILL

Viết tắt của câu High Impact Learning The Lasts, dịch ra thì nghe nói hơi buồn cười nên xin phép để nguyên tên tiếng anh. Gồm những ô vuông nhỏ của những công việc sau đây:

HILL
  • Tính cấp thiết, khoảng trống và vấn đề: Nếu người học có mong muốn lấp một khoảng trống về kiến thức, lấp đầy một kỹ năng còn thiếu hoặc trong tình huống khẩn cấp để học cái gì đó họ sẽ dành thật nhiều năng lượng để hấp nạp nó.
  • Learner Agency: Từ này hắn hiểu nhưng hơi khó dịch hoặc dốt quá không tìm được nghĩa tiếng việt tương đương nên xin để nguyên. Ô này nói rằng nếu người học được chủ động, được tự do lựa chọn những gì họ muốn thu nhập vào người thì động lực để họ làm điều đó sẽ lên rất cao, thậm chí nói hơi suồng sã một chút là có thể lên đỉnh trong việc học.
  • Cộng tác và huấn luyện: Người học được đặt vào một môi trường có sự cộng tác cao và được huấn luyện tốt sẽ rất nhanh vào luồng. Đặc biệt ở trong những nhóm mà sự tương tác giao tiếp với nhau hanh thông thì việc học diễn ra vô cùng tốt và có hiệu quả.
  • Học tập kết hợp: Một giải pháp bơm vá nếu được kết hợp nhiều phương pháp với nhau thì sẽ hiệu quả hơn nếu chỉ áp dụng đúng một cách khô cứng và cổ hủ.
  • Hành động và chia sẻ: Nếu một người học để biết xong rồi thôi thì sẽ không bao giờ tốt, nhớ lâu và đem lại giá trị như là biết, áp dụng và chia sẻ với người xung quanh, đặc biệt là trong môi trường làm việc.
  • Linh hoạt: Phân bổ hợp lý thời gian cho những chương trình học chính thức và không chính thức. Đặc biệt là có một không gian để áp dụng những thứ đã học được vào công việc hàng ngày, chứ không phải học liên tục nhồi như nhồi vịt mà không có chỗ để ứng dụng vào thực tiễn như hồi đại học.
  • Đánh giá như là học: Nếu đánh giá vẫn mang màu sắc cũ theo kiểu chấm điểm thì khó mà mang lại động lực. Nhưng nếu đánh giá mang một tư duy mới đó là thông qua việc đánh giá người học sẽ có thêm một cái gì đó thì sẽ khác hơn rất nhiều. Việc đánh giá bây giờ sẽ đa dạng và nhiều hình thức hơn là một tờ giấy kiểm tra với vài điểm số. Kiểu như đánh giá qua một dự án thực tế cộng tác với nhiều người, đánh giá qua quá trình chỉ dạy lại kiến thức cho người khác hay đánh giá qua những buổi đề xuất ý kiến sáng tạo cho tổ chức, nói chung là phải với tâm thế đánh giá để người học có thêm kiến thức và động lực chứ không phải đánh giá để cho mày chít vì điểm kém.

6D

Với hắn đây có thể coi là một mô hình toàn diện, hiện đại và phù hợp nhất để dùng cho bơm vá ngày nay. Tất nhiên cái này là quan điểm của riêng hắn thôi nhé, vì nó còn tuỳ thuộc vào hình thái, mục tiêu, chiến lược và tính chất của từng tổ chức nữa, không thể vì hắn nói nhăng nói cuội mà nó thành số 1 được. Mô hình này gồm đúng 6 yếu tố tương ứng với 6 chữ D:

6D
  • D1. DEFINE Business Outcome: Đây là bước đầu tiên trong mô hình 6D và có một chút tương tự bước ANALYSE trong mô hình ADDIE đã nói ngay từ đầu của bài viết. Tuy nhiên, điểm nhấn mạnh cũng như khác biệt ở mô hình này là kết quả của tổ chức là gì và làm cách nào nhân viên đạt được kết quả đó. Sự nhấn mạnh này giúp các hoạt động bơm vá gắn chặt hơn với Tổ chức và công cuộc đo lường tính hiệu quả của bơm vá sẽ sát hơn và thực tế hơn so với ngày xưa cứ chăm chăm vào khoảng trống khoảng hở của kỹ năng hoặc kiến thức mà chả biết các chỗ trống đó có quan trọng với sự phát triển của tổ chức hay không.
  • D2. DESIGN Complete Experience: Bước này có thể tạm giống như DESIGN & DEVELOPMENT của ADDIE. Hắn thích nhất cụm từ trải nhiệm học tập đầy đủ (complete experience). Theo đó, trải nghiệm học tập đầy đủ của người học được đề cao hơn ở các mô hình khác. Qua đó có thể thấy bơm vá giờ đây không phải là 1 sự kiện đơn lẻ, diễn ra một lần rồi thôi nữa hoặc thích thì làm không thích thì bỏ qua. Người làm bơm vá giờ đây phải xây dựng và lên kế hoạch được cho toàn bộ hành trình của người học từ lúc tìm hiểu cho tức lúc thu hái được những thành quả cuối cùng của tổ chức, chứ không dừng ở các hoạt động đơn lẻ trong lớp nữa.
  • D3. DELIVER for Application: Thì chính là chữ Implement của mô hình cũ. Nhưng nhấn mạnh thêm về những đặc điểm của con người trong chuyện có mong muốn, động lực và khả năng để áp dụng những thứ đã được truyền thụ vào trong công việc hàng ngày hay không.
  • D4. DRIVE Learning transfer và D5. DEPLOY Performance Support: Việc triển khai bây giờ cần đồng bộ và có sự hỗ trợ từ các đơn vị tới phòng ban thậm chí là của toàn bộ hệ thống đo lường với chính sách trong cả công ty, chứ không còn là câu chuyện một mình bộ phận bơm vá tự làm tự chịu và tự sướng nữa. Chưa kể trong quá trình triển khai cần tạo ra người học sự ủng hộ, hỗ trợ để áp dụng những cái thứ đang học vào thực tiễn. Chứ không phải kiểu, nhân viên cứ đi học những thứ mới nhưng về chỗ làm việc thì mời bạn làm theo mẫu cũ, phương pháp cũ thì bơm vá có chi tiết, đầy đủ tới đâu thì cũng vô tác dụng và kém hiệu quả.
  • D6. DOCUMENT Result: Giống bước EVALUATION ở ADDIE. Kết quả đo lường phải là một phần một tổng thể với D1, hay nói một cách chính xác hơn là phải được thực hiện song hành từ D1 khi xác định những tiêu chí để đánh giá xem một khoá học như thế nào mới là thành công, như thế nào mới là thất bại. Và từ những đánh giá đó sẽ là tiền đề cho D1 của lượt 6D tiếp theo trong tương lai.

OKLCD

Mô hình này thì hắn vừa đọc xong cách đây không lâu, nó có khá nhiều ý hay ho mà trong một bài tổng hợp thế này khó mà có thể nói ra hết được. Nên với những mô hình thiết thực, hiện đại và tính áp dụng cao như thế này hay 6D, Design Thinking hay HILL thì hắn sẽ phân tách ra và kể chi tiết hơn ở những bài sau này kèm thêm những ví dụ thực tế do hắn đích thân ném vào môi trường công việc nữa. Còn đoạn tóm tắt dưới đây xin được phép nói rất cơ bản về những thành phần bên trong mô hình này. OKLCD là viết tắt của Owens-Kadakia Learning Cluster Design hay tạm dịch thiết kế cụm học tập của Owens-Kadakia với các hạng mục công việc như sau:

mo hinh OK_LCD
Mô hình OK_LCD
  • Change on-the-job behavior: Thiết lập những mục tiêu cho cụm học tập để hướng tới hay đổi những hành vi trong công việc hàng ngày
  • Learn Learner-to-learner differences: Hiểu sự khác biệt giữa các người học với nhau để mà thiết kế cho phù hợp với từng người từng nhu cầu.
  • Upgrade existing assets: Cập nhật lại những học liệu và tài nguyên cũ tránh lãng phí mà lại tận dụng được đa dạng nguồn lực.
  • Surround learner with meaningful learning assets: Nhấn chìm người học trong một bể không gian học tập mọi lúc mọi nơi <— đoạn này cố tình dịch thế 😁
  • Track transformation of every’s results: Như các bước cuối của hầu hết các mô hình

Trong này cũng nên lên một vài những khái niệm không lạ cũng chẳng mới nhưng hiện thời mới được tập trung vào quan tâm chú ý hơn những mô hình cũ đó là Modern Learner – người học hại điện 😎 , Learning Cluster – cụm học tập, Learning Asset – tài sản học tập, Learning Touchpoints – điểm chạm học tập và bốn nguyên tắc xuyên suốt với 5 hành động kể trên:

  • Vượt ra cái sự một lần rồi thôi trong tổ chức bơm vá
  • Thiết kế toàn diện chứ không phải từng mảnh rời rạc
  • Tập trung vào nhu cầu của người học
  • Thay đổi hành vi trong công việc

Design Thinking in learning

Một mô hình mà nghe tên đã thấy quen quen và được ứng dụng trong cơ số vấn đề từ quan trị cho tới phát triển bản thân. Và trong việc thiết kế khoá học thì hiệu quả của nó cũng không hề thua kém. Với các bước thực thi cũng na na mô hình gốc, bạn có thể thấy qua hình ảnh bên dưới.

Design Thinking

Nhưng có một số nguyên tắc để áp dụng cho hiệu quả:

  • Nguyên tắc 1. Nhận thức việc học là một hành trình
  • Nguyên tắc 2. Nhìn nhận và thấu hiểu rõ ràng quan điểm của các đối tác từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc
  • Nguyên tắc 3. Tìm kiếm, suy nghĩ và điểm hấp dẫn. Hãy nhớ rằng “điểm hấp dẫn” là sự cân bằng giữa những gì doanh nghiệp cần, những gì người học cần và những ràng buộc của dự án. Một dự án phải tìm ra sự cân bằng đó và sau đó duy trì sự cân bằng.
  • Nguyên tắc 4. Có bản mẫu trước khi tinh chỉnh. Giải pháp tốt nhất thường không phải là giải pháp đầu tiên bạn nghĩ ra.

Đó là tất cả những mô hình mà hắn muốn đề cập trong bài viết ngày hôm nay. Tất nhiên ngoài kia còn cả chục cả trăm mô hình nữa về bơm vá đã đang và sẽ được phát triển nghiên cứu thêm mà hắn thì chưa có khả năng để biết hết cũng như kể hết. Hắn sẽ bổ sung ở tương lai nhé.

Leave a Comment